Việc sở hữu một chiếc
xe đạp điện sẽ giúp bạn đỡ phải mệt nhọc khi phải đạp xe đạp thường, hơn nữa, xăng ngày một tăng giá, dùng xe đạp điện sẽ tiết kiệm hơn cho gia đình bạn. Những chiếc xe đạp điện cũng rất phù hợp với lứa tuổi học trò và bậc trung niên, thật tuyệt vời phải không?
Trung bình tuổi đời của một chiếc
xe đạp điện từ 5 đến 7 năm, truy nhiên sử dụng xe đạp điện đúng cách giúp xe kéo dài tuổi thọ. Bảo quản xe đạp điện đúng cách cũng giúp cho xe đạp điện chạy bền và thuận tiện hơn.
Việc sở hữu một chiếc xe đạp điện sẽ giúp bạn đỡ phải mệt nhọc khi phải đạp xe đạp thường, hơn nữa, xăng ngày một tăng giá, dùng xe đạp điện sẽ tiết kiệm hơn cho gia đình bạn. Những chiếc xe đạp điện cũng rất phù hợp với lứa tuổi học trò và bậc trung niên, thật tuyệt vời phải không?
Trung bình tuổi đời của một chiếc xe đạp điện từ 5 đến 7 năm, truy nhiên sử dụng xe đạp điện đúng cách giúp xe kéo dài tuổi thọ. Bảo quản xe đạp điện đúng cách cũng giúp cho xe đạp điện chạy bền và thuận tiện hơn.
Với những kinh nghiệm sau bạn hoàn toàn có thể sử dụng
xe điện một cách dễ dàng hơn:
1. Khởi động xe
Với xe điện bạn chỉ cần khởi động và vặn tay ga là xe có thể chạy. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền cho pin cũng như tiết kiệm điện vì lúc khởi động là lúc tốn nhiều pin nhất, người sử dùng nên đạp một vài nhịp cho có đà rồi mới tăng ga.
2. Dừng xe
Khi ngồi lên xe, 2 chân phải chạm đất, nếu không thì bạn phải điều chỉnh lại yên xe để 2 chân của bạn được chạm đất.
Khi dừng hoặc khi xuống dắt, nên tắt công tắc điện để tránh vô ý vặn tay ga khiến xe đột nhiên khởi động gây nguy hiểm cho người đi đường. Dừng phải tắt nguồn và lấy chìa khoá.
3. Trên đường đi
Xe đạp điện chạy trong giới hạn tốc độ tối đa khoảng 30km/h đảm bảo an toàn, không nên tự ý tăng vận tốc xe hay chở quá trọng lượng.
Ngoài ra, trong điều kiện ngập nước, ẩm ướt, tốt nhất nên tắt nguồn điện, dùng bàn đạp di chuyển. Nếu lỡ bị ngập nước thì không được mở khoá điện hoặc tiếp tục cho xe chạy mà phải đưa ngay xe đến thợ sửa chữa, để được bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật.
4. Nên dùng cho 1 người
Mỗi loại xe điện đều có một trọng tải khác nhau, loại nhỏ chở được trên 40kg, loại tải trọng nặng hơn cũng không quá 90kg. Vì vậy xe điện chủ yếu phục vụ cho 1 người, tối đa là 2 người di chuyển. Nếu sử dụng
xe dap dien với trọng tải quá lớn sẽ gây sức ép đến mô tơ, khung vành và nan hoa. Có thể nhận biết khi di chuyển với 2 người trên xe điện khoảng 2 km, sức nóng gần ắc qui (pin) hoặc mô tơ rất rõ.
5. Bảo dưỡng cho xe điện
Với xe mới, trong quá trình chưa sử dụng, tự thân ắc quy sẽ xả điện, do vậy, khi mới mua một chiếc xe điện sử dụng ắc quy, bạn nên sạc 10 tiếng. Các lần sau sạc không quá 8 tiếng. Với pin, hiện nay thì cũng không cần thiết chú ý quá đến thời gian sạc pin, bởi chế độ tự ngắt khi đầy pin đã có mặt trên nhiều mẫu xe hiện đại.
Ắc quy sẽ đạt độ bền cao nhất khi có dòng điện phóng ra ở mức bằng 1/10 dung lượng đã nạp. Vì vậy, không nên đi hết hoàn toàn điện trước khi sạc. Tốt nhất là sạc khi ắc quy còn khoảng ¼ dung lượng.
Nên sạc điện cho ắc quy hoặc pin hằng ngày, hoặc ít nhất 1 lần/1 tuần, kể cả khi không sử dụng trong thời gian dài. Sử dụng nguồn điện ổn định khi sạc, không dùng điện từ nguồn máy phát.
Nhiều xe điện hiện nay quảng cáo về chế độ chống nước, chạy được cả khi trời mưa. Tuy nhiên, nếu gặp mưa lớn, hoặc đường ngập nhẹ (nước chưa chạm đến khay để ắc quy) thì hiện tượng ẩm, hấp hơi nước cũng đã xảy ra, ảnh hưởng đến tuổi thọ của ắc quy (pin). Cũng không nên rửa xe điện với vòi áp lực mạnh với cùng lý do trên.
Kết cấu của một chiếc xe đơn giản nhưng nhiều xe điện hiện nay có tốc độ khá cao: trên 40km/h, vì vậy việc kiểm tra các linh kiện của xe là cần thiết. Nên kiểm tra phanh xe, độ bám, độ "dơ", nếu xuất hiện tiếng kêu thì cần tra dầu ngay, tốt nhất là 1 tháng 1 lần. Ngoài ra cũng nên bôi mỡ phần trục trước, trục giữa 6 tháng 1 lần để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.